Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Cách tìm cung phi Bát Trạch và cung Bát Tự nhanh nhất

1/Tìm cung phi Bát Trạch:
*/ Đọc theo thứ tự  thành hình tròn như vầy: 1 Khảm → 2 Khôn → 3 Chấn → 4 Tốn → 5 Trung → 6 Càn → 7 Đoài → 8 Cấn → 9 Ly→ 1 khảm …
(trong đó cung 5 Trung: nếu là nam thì tính là Khôn, nếu là nữ thì tính là Cấn)
*/ Gọi A là số tổng các số hạn của năm dương lịch hiện hành nếu số này lớn hơn 9 thì phải trừ 1 hay nhiều lần 9, sao cho A < / = 9  (nhỏ hơn hoặc bằng 9)
*/ Gọi B là tổng số hạn của tuổi mụ của một người nào đó, nếu số này lớn hơn 9 thì phải trừ 1 hay nhiều lần 9, sao cho A < / = 9  (nhỏ hơn hoặc bằng 9). (tuổi mụ = năm hiện hành – năm sinh + 1. Còn đối với những người sinh trước công nguyên thì cách xác định tuổi mụ không cộng thêm 1. Vậy: tuổi mụ = năm hiện hành (sau CN) + năm sinh (trước CN)
*/ Lấy kết quả của A làm số khởi điểm (nam khởi tại 1 Khảm, nữ khởi tại 5 Trung). Khởi từ số A đến số B,(nếu số A > B thì lấy số A lùi lại số B, ví dụ A= 6, B= 3 thì tính từ 6 -> 5 -> 4 -> 3. Nếu số A < B thì lấy số A tính đến số B, ví dụ A= 2, B = 8 thì tính từ 2 -> 3 -> 4 ->...-> 8).
*/ Nếu A = B thì cung khởi chính là cung phi Bát Trạch của người đó (nam Khảm, nữ Cấn)
*/ Nếu A < B thì nam khởi thuận, nữ khởi nghịch. Nếu A > B thì nam khởi nghịch, nữ khởi thuận. Rơi tại cung nào thì đó là cung phi Bát Trạch của người ấy.
*/ Phương pháp này bất luận người sinh trong vòng thượng nguyên, trung nguyên hay hạ nguyên.
Ví dụ cụ thể:  Năm 1863, vợ chồng ông Bụt có số tuổi mụ là 1210t, hỏi ông cung gì, bà cung gì?
Cách tính:
+ Tổng số hạn của năm 1863 = A = 1+8+6+3 = 18 => A = 9.
+ Tổng số hạn của tuổi 1210  = B = 1+2+1+0 = 4   => B = 4
+ Ta thấy  A > B nên nam khởi nghịch, nữ khởi thuận. Ông Bụt khởi 9 tại 1Khảm, 8 tại 9Ly, 7 tai 8Cấn, ….. 4 tại 5Trung. Vậy ông này có cung phi Bát trạch là Khôn. Bà Bụt khởi 9 tại 5Trung, 8 tại 6Càn, 7 tại 7Đoài …… 4 tại 1Khảm. Vậy bà này có cung phi Bát Trạch là Khảm.
2/ Tìm cung phi Bát Tự:
Đối với nữ giới, cung phi Bát Tự giống như cung phi Bát Trạch, nghĩa là cung phi Bát Trạch là Khảm thì cung phi Bát Tự cũng là Khảm, cung phi Bát Trạch là Càn thì cung phi Bát Tự cũng là Càn……
Đối với nam giới, khi đã biết cung phi Bát Trạch rồi thì ta chỉ việc cộng thêm 6 cung nữa là sẽ có kết quả. (nếu kết quả lớn hơn 9 thì phải trừ đi 9)
Ví dụ cụ thể:
a) Người nam có cung Bát Trạch là Khôn (5) , ta cộng 6 cung nữa: 5 + 6 = 11. Vì số 11 > 9 nên ta phải trừ đi 9, tức là 11 – 9 = 2. Số 2 là cung Khôn.
b) Người nam có cung phi Bát Trạch là Cấn (8 Cấn), ta cộng thêm 6 cung nữa: 8 + 6 = 14. Vì số 14 > 9 nên phải trừ đi 9, tức là 14- 9 = 5. Vậy người này có cung phi Bát Tự là Khôn (5)
Đại loại là khi đã biết cung phi Bát trạch rồi thì ta chỉ việc tính tiếp tục đến 6 cung nữa (theo chiều kim đồng hồ), rơi tại cung nào thì cung ấy chính là cung Bát Tự của người ấy.
Ví dụ tổng quát:  Lấy mốc năm 2018. Người sinh năm 10 trước CN, tìm cung Bát Trạch và cung Bát Tự của mỗi tuổi nam và nữ?
Cách tính: Những người này có số tuổi tính đến năm 2018 là:  2018 + 10 = 2028t. Ta có B = 3.
Năm 2018 có tổng các số hạn là : A = 2 + 0 + 1 + 8 = 11. Ta có A = 2.
Vì A < B nên nam khởi thuận, nữ khởi nghịch. Người nam  khởi 2 tại 1Khảm, 3 tại 2Khôn, người này có cung phi Bát Trạch là Khôn và cung phi Bát Tự là 2+6 = 8 tức là Cấn.
Người nữ khởi 2 tại 5Trung, 3 tại 4Tốn. Vậy người nữ có cung phi Bát Trạch và Bát Tự là Tốn.

Các trường hợp khác cứ thế mà suy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét