Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

BÀI 2:
Tại sao tám tuổi Canh Dần, Canh Thân, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi thì không sợ tứ Kim Lâu khi chọn tuổi xây cất nhà.

Theo phương pháp tìm tuổi Kim Lâu thì tuổi người nào đó phạm 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn là phải tránh. Các cung còn lại thì không phạm Kim Lâu (như tôi đã phân tích ở bài trước). Thế nhưng đối với 8 tuổi đã nêu tôi thấy người xưa nhầm lẫn hai tuổi Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, bởi vì trong quá trình tìm hiểu tôi thấy hai tuổi này có lúc thỏa mãn, có khi không thỏa mãn điều kiện ở phương pháp tìm tuổi Kim Lâu, nghĩa là có lúc chúng nằm trong 4 cung Khảm Chấn Ly Đoài nhưng có khi chúng lại rơi vào 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn. Nay tôi mạnh dạn chỉnh sửa lại 8 tuổi không sợ tứ Kim Lâu khi chọn tuổi xây cất nhà cửa, đó là Canh Dần, Canh Thân, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Tân Sửu, Tân Mùi, Quý Sửu, Quý Mùi. Tôi xin công bố kết quả tìm hiểu của tôi để quý bạn độc giả chứng nghiệm tám tuổi vừa nêu có những biệt lệ “đáng phấn khởi” hơn các tuổi khác trong cách phối hợp Can, Chi, Bát quái, nó không hề phạm đến 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn ở Lạc Thư (Hậu thiên Bát Quái). Cụ thể:
1.      Trường hợp I:  Nếu dựa vào bài Thiên Can phối hợp với phương hướng:
                              Đông phương Giáp Ất Mộc thuộc Chấn
                              Tây phương Canh Tân Kim thuộc Đoài
                              Nam phương Bính Đinh Hỏa thuộc Ly
                              Bắc phương Nhâm Quý Thủy thuộc Khảm
                              Trung cung Mậu Kỷ Thổ ở giữa
   thì Thiên Can của tám tuổi này  thuộc các cung: 
     – Tuổi Canh, Tân (Canh Dần , Canh Thân, Tân Sửu, Tân Mùi) đều thộc Đoài mà cung Đoài thì không  phạm Kim Lâu.
– Tuổi Nhâm, Quý (Nhâm Dần, Nhâm Thân, Quý Sửu, Quý Mùi) đều thuộc Khảm, mà Khảm thì không phạm Kim Lâu.
      (Trong khi đó tuổi Kỷ (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) không thỏa mãn điều kiện (vì nó không nằm trong 4 cung Ly Khảm Chấn Đoài)).
2.      Trường hợp II: Nếu dựa vào bài Địa chi Ngũ hành sở thuộc thì Hợi + Tý thuộc Thủy, Dần Mẹo thuộc Mộc, Tỵ Ngọ thuộc Hỏa, Thân Dậu thuộc Kim, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, vậy thì:
– Tuổi Dần thuộc quẻ Chấn mà Chấn thì  không phạm Kim Lâu.
– Tuổi Thân thuộc quẻ Đoài mà Đoài không phạm Kim Lâu.
– Tuổi Sửu + Mùi thuộc cung giữa đồng thời Sửu tàng chứa trong Quý mà Quý thuộc quẻ Khảm; Mùi tàng chứa trong Đinh mà Đinh thuộc Quẻ Ly cho nên tất cả đều không phạm Kim Lâu.
3.        Trường hợp III:  Phối với số của Lạc Thư:
Theo cách sắp xếp của Thiên Can ta có: 1 Giáp, 2 Ất, 3 Bính, 4 Đinh, 5 Mậu, 6 Kỷ, 7 Canh, 8 Tân, 9 Nhâm, 10 Quý. Theo cách sắp xếp của vòng Địa Chi ta có: 1 Tý, 2 Sửu, 3 Dần, 4 Mẹo, 5 Thìn, 6 Tỵ, 7 Ngọ, 8 Mùi, 9 Thân, 10 Dậu, 11 Tuất, 12 Hợi. Như vậy các số đã nêu có số đại biểu là:
– Canh Dần   = 7 + 3 = 10 có đại biểu số 1 thuộc Khảm
– Canh Thân  = 7 + 9 = 16 có đại biểu số 7 thuộc Đoài
– Nhâm Dần  = 9 + 3 = 12 có đại biểu số 3 thuộc Chấn
– Nhâm Thân = 9 + 9 = 18 có đại biểu số 9 thuộc Ly
– Tân Sửu      = 8 + 2 = 10 có đại biểu số 1 thuộc Khảm
– Tân Mùi      = 8 + 8  = 16 có đại biểu số 7 thuộc Đoài
– Quý Sửu      = 10 + 2 = 12 có đại biểu số 3 thuộc Chấn
– Quý Mùi     = 10 + 8 = 18 có đại biểu số 9 thuộc Ly
      Như vậy các tuổi này đều không phạm Kim Lâu.
(Trong khi đó các tuổi Kỷ Sửu = 6+2= 8 thuộc Cấn  và tuổi Kỷ Mùi = 6+8= 14 thuộc cung giữa nên không thỏa mãn điều kiện).
      Nếu sự lý giải này đến đây chúng ta cho nó là đầy đủ thì chưa thể chấp nhận, bởi vì theo lý luận trên quý bạn có thể tìm thêm nhiều tuổi nữa cũng không phạm vào 4 cung cấm kỵ là Càn Khôn Cấn Tốn, nghĩa là sẽ có nhiều tuổi không kỵ tứ Kim Lâu (Quý bạn tự kiểm chứng sẽ rõ). Vậy, tôi tiếp tục dẫn chứng thêm:
4.    Trường hợp IV:   Phối với trùng quái (64 quẻ của Tiên Thiên)
      Từ trước đến giờ, bất cứ ai đã nghiên cứu về Dịch thì đều thấy các học giả quy tập Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Bát Quái, Trùng Quái v.v. vào một vòng tròn để xác định phương vị, ý nghĩa, quái khí v.v. của nó, nhưng đối với vòng Lục Thập Hoa Giáp thì không thấy nhắc đến. Nay tôi cũng mạnh dạn đưa nó vào ở vị trí hợp lý để biện bạch.
      Vì một vòng tròn có số đo là 360o, vòng Lục Thập Hoa Giáp có 60 tuổi, như vậy mỗi tuổi ứng với một cung = 360: 60 = 6o. Một câu hỏi được đặt ra là mỗi tuổi sắp xếp nó nằm ở vị trí nào trên vòng tròn, tuổi nào là tuổi khởi đầu, ở tại đâu? Tôi dựa vào một số đoạn viết trong các sách “Sử ký, Luật thư”, “Hán thư, Luật Lịch Chi” ,“Thuyết Văn Giải Tự”, thuyết của Hồ Ngọc Trai giải thích về Dịch để xác định vị trí của nó, để quý bạn cùng suy nghiệm:
      Theo thuyết Thiên Can tôi lấy một chữ Mậu, theo thuyết Địa Chi tôi lấy một chữ Tý để ghép thành Mậu Tý làm tuổi khởi đầu, nằm ở vị trí từ –3o đến +3o rồi theo chiều thuận tính tiếp tục đến hết một vòng “lục thập hoa giáp”, mỗi tuổi 6o. Tại sao vậy? Tại vì:
– Thiên Can Mậu thuộc Thổ. Về ngũ nguyên của ngũ hành thì Mậu là nguyên khí.
­– Địa Chi Tý là nói vạn vật sinh sôi, sinh sôi tại Tý, Tý là tháng 11 âm lịch, dương khí động vạn vật sinh.
– Theo phương vị của trùng quái thì quẻ ứng với tháng 11 ÂL là quẻ Phục, tức là tiết Đông Chí. Dương khí bắt đầu hồi phục lại mà dương khí ấy chính là nguyên khí Mậu.
(Các bạn xem trong La Kinh chuyên dùng, bất kể ở phái phong thủy nào thì tại chính Tý (0o) đều ứng với chữ Mậu Tý, ứng với quẻ Phục thuộc tiết Đông Chí, ứng với sao Hư ở phương vị này).
     Theo lý lẽ trên tôi sắp xếp thứ tự của 60 tuổi từ Mậu Tý – Đinh Hợi ứng với số độ trên vòng tròn như sau:
1.      Mậu Tý         (–30 đến 30)
2.      Kỷ Sửu          (30 – 90)
3.      Canh Dần      (90–150)
4.      Tân Mẹo        (150 – 210)
5.      Nhâm Thìn    (210 – 270)
6.      Quý Tỵ          (270 – 330)
7.      Giáp Ngọ      (330 – 390)
8.      Ất Mùi          (390 – 450)
9.      Bính Thân     (450– 510)
10.  Đinh Dậu      (510 – 570)
11.  Mậu Tuất      (570 –  630)
12.  Kỷ Hợi         (630 – 690)
13.  Canh Tý       (690 –75 0)
14.  Tân Sửu       (750 – 810)
15.  Nhâm Dần   (810 – 870)
16.  Quý Mẹo     (870 – 930)
17.  Giáp Thìn    (930 – 990)
18.  Ất Tỵ           (990 – 1050)
19.  Bính Ngọ     (1050 – 1110)
20.  Đinh Mùi     (1110 – 1170)
21.  Mậu Thân    (1170 – 1230)
22.  Kỷ Dậu        (1230 – 1290)
23.  Canh Tuất    (1290 – 1350)
24.  Tân Hợi       (1350 – 1410)
25.  Nhâm Tý     (1410 – 1470)
26.  Quý Sửu      (1470 – 1530)
27.  Giáp Dần     (1530 – 1590)
28.  Ất Mẹo        (1590 – 1650)
29.  Bính Thìn    (1650 – 1710)
30.  Đinh Tỵ       (1710 – 1770)
31.  Mậu Ngọ     (1770 đến 1830)
32.  Kỷ Mùi        (1830 – 1890)
33.  Canh Thân   (1890 – 1950)
34.  Tân Dậu       (1950 – 2010)
35.  Nhâm Tuất   (2010 – 2070)
36.  Quý Hợi       (2070 – 2130)
37.  Giáp Tý        (2130 – 2190)
38.  Ất Sửu          (2190 – 2250)
39.  Bính Dần      (2250 – 2310)
40.  Đinh Mẹo     (2310 – 2370)
41.  Mậu Thìn     (2370 – 2430)
42.  Kỷ Tỵ           (2430 – 2490)
43.  Canh Ngọ     (2490 – 2550)
44.  Tân Mùi       (2550 – 2610)
45.  Nhâm Thân  (2610 – 2670)
46.  Quý Dậu      (2670 – 2730)
47.  Giáp Tuất    (2730 – 2790)
48.  Ất Hợi         (2790 – 2850)
49.  Bính Tý       (2850 – 2910)
50.  Đinh Sửu     (2910 – 2970)
51.  Mậu Dần     (2970 – 3030)
52.  Kỷ Mẹo       (3030 – 3090)
53.  Canh Thìn   (3090 – 3150)
54.  Tân Tỵ        (3150 – 3210)
55.  Nhâm Ngọ  (3210 – 3270)
56.  Quý Mùi     (3270 – 3330)
57.  Giáp Thân   (3330 – 3390)
58.  Ất Dậu        (3390 – 3450)
59.  Bính Tuất    (3450 – 3510)
60. Đinh Hợi     (3510 – 3570tức là -30)


     Theo cách sắp xếp này thì vị trí của các tuổi đã nêu nằm ở các cung độ như sau:
- Canh Dần ở cung 90-150, thuộc sơn Quý, thuộc quẻ Khảm
- Tân Sửu ở cung 750- 810  thuộc sơn Giáp, thuộc quẻ Chấn
- Nhâm Dần ở cung 810- 870  thuộc sơn Mẹo, thuộc quẻ Chấn
- Quý Sửu ở cung 1470- 1530  thuộc sơn Tỵ, thuộc quẻ Tốn
- Canh Thân ở cung 1890- 1950  thuộc sơn Đinh, thuộc quẻ Ly
- Tân Mùi ở cung 2550- 2610  thuộc sơn Canh, thuộc quẻ Đoài
- Nhâm Thân ở cung 2610- 2670  thuộc sơn Dậu, thuộc quẻ Đoài
- Quý Mão ở cung 3270- 3330  thuộc sơn Hợi, thuộc quẻ Càn.
      Ta thấy 6 tuổi Canh Dần, Tân Sửu, Nhâm Dần, Canh Thân, Tân Mùi, Nhâm Thân đều ở 4 vị trí Khảm, Chấn, Ly, Đoài là không phạm Kim lâu. Riêng tuổi Quý Sửu ở sơn Tỵ thuộc Tốn nhưng nếu xét về Ngũ hành thì Tỵ thuộc Hỏa nên khí của nó đã nạp qua quẻ Ly nên cũng tạm ổn. Tương tự tuổi Quý Mùi ở sơn Hợi thuộc Càn nhưng nếu xét về Ngũ hành thì Hợi thuộc Thủy nên khí của nó đã nạp qua quẻ Khảm nên vẫn ứng hợp (tức là không phạm Kim Lâu). (Trường hợp này thì tuổi Kỷ Sửu ở cung 30- 90  thuộc sơn Tý, thuộc quẻ Khảm và tuổi Kỷ Mùi ở cung 1830- 1890  ứng với sơn Ngọ, thuộc Quẻ Ly nên cũng thỏa mãn điều kiện).
     Một trường hợp nữa nếu ta lấy vị trí của 60 tuổi đã sắp xếp theo vị trí trên đem so sánh tương ứng với vị trí sắp xếp của 64 quẻ trong Kinh Dịch thì cũng thấy có một sự tương ứng kì lạ. Để quý bạn độc giả dễ so sánh, tôi liệt kê độ số của mỗi quẻ như sau: (Vì vòng tròn = 3600, có 64 quẻ, mỗi quẻ ứng với 3600:64 =5,6250 – lấy số thập phân cho dễ nhìn)

                                                 1.    Phục (-2,8125 đến +2,81250 )
2.      Di                    –> 8,4375
3.      Truân              –> 14,0625
4.      Ích                   –> 19,6875
5.      Chấn               –> 25,3125
6.      Phệ hạp          –> 30,9375
7.      Tùy                 –> 36,5625
8.      Vô vọng         –> 42,1875
9.      Minh Di         –> 47,8125
10. Bí                    –> 53,4375
11. Ký Tế             –> 59,0625
12. Gia nhân        –> 64,6875
13. Phong             –> 70,3125
14. Ly                   –> 75,9375
15. Cách               –> 81,5625
16. Đồng Nhân    –> 87,1875
17. Lâm                –> 92,8125
18. Tổn                 –> 98,4375
19. Tiết                 –> 104,0625
20. Trung Phu      –> 109,6875
21. Quy Muội      –> 115,3125
22. Khuê               –> 120,9375
23. Đoài                –> 126,5625
24. Lý                   –> 132,1875
25. Thái                –> 137,8125
26. Đại Súc          –> 143,4375
27. Nhu                 –> 149,0625
28. Tiểu Súc         –> 154,6875
29. Đại Tráng       –> 160,3125
30. Đại Hữu         –> 165,9375
31. Quải                –> 171,5625
32. Càn                 –> 177,1875
33. Cấu                 –> 182,8125
34. Đại Quá          –> 188,4375
35. Đỉnh               –> 194,0625
36. Hằng               –> 199,6875
37. Tốn                 –> 205,3125
38. Tỉnh                –> 210,9375
39. Cổ                   –> 216,5625
40. Thăng             –> 222,1875
41. Tụng               –> 227,8125
42. Khốn              –> 233,4375
43. Vị tế                –> 239,0625
44. Giải                 –> 244,6875
45. Hoán               –> 250,3125
46. Khảm              –> 255,9375
47. Mông              –> 261,5625
48. Sư                    –> 267,1875
49. Độn                 –> 272,8125
50. Hàm                –> 278,4375
51. Lữ                   –> 284,0625
52. Tiểu Quá        –> 289,6875
53. Tiệm               –> 295,3125
54. Kiểu                –> 300,9375
55. Cấn                 –> 306,5625
56. Khiêm             –> 312,1875
57. Bĩ                    –> 317,8125
58. Tụy                 –> 323,4375
59. Tấn                 –> 329,0625
60. Dự                   –> 334,6875
61. Quán               –> 340,3125
62. Tỷ                   –> 345,9375
63. Bác                 –> 351,5625
64. Khôn              –> 357,1875



       Ta thấy:
- Tuổi Canh Dần ứng với quẻ Truân mà quẻ Truân thuộc quẻ Khảm tiên thiên biến 2 hào dưới mà thành. Quẻ Khảm tiên thiên chính là quẻ Đoài hậu thiên (xem cách lý giải của Chu Hy nói về Văn Vương thay đổi hình vẽ các quẻ của Phục Hy sẽ rõ)
- Tuổi Tân Sửu ứng với các quẻ Cách mà quẻ Cách thuộc quẻ Khảm tiên thiên biến 4 hào dưới mà thành. Quẻ Khảm tiên thiên chính là quẻ Đoài hậu thiên.
- Tuổi Nhâm Dần ứng với quẻ Đồng Nhân, là quẻ của Quy Hồn của quẻ  Ly tiên thiên , mà quẻ Ly tiên thiên tức là vị trí của quẻ Chấn hậu thiên.
- Tuổi Quý Sửu ứng với quẻ Nhu mà quả Nhu là quẻ Du Hồn của Khôn tiên thiên, quẻ Khôn tiên thiên tức là vị trí của quẻ Khảm hậu thiên.
- Tuổi Canh Thân ứng với quẻ Đỉnh mà quẻ Đỉnh thuộc quẻ Ly biến 2 hào dưới mà thành. Quẻ Ly tiên thiên tức là vị trí của quẻ Chấn hậu thiên.
- Tuổi Tân Mùi ứng với quẻ Mông mà quẻ Mông thuộc quẻ ly biến 4 hào dưới mà thành. Quẻ Ly tiên thiên tức là vị trí của quẻ Chấn hậu thiên.
- Tuổi Nhâm Thân ứng với quẻ Sư, mà quẻ Sư là quẻ Quy Hồn của quẻ Khảm tiên thiên. Nó ứng hợp với quẻ Đoài hậu thiên.
- Tuổi Quý Mùi thuộc quẻ Tấn mà quẻ Tấn thuộc quẻ Du Hồn của quẻ Càn tiên thiên. Quẻ Càn tiên thiên chính là vị trí của quẻ Ly hậu thiên.
        Như vậy 8 tuổi nói trên đều nằm ở vị trí của 4 quẻ Khảm Đoài Ly Chấn, những vị trí đã tránh được Kim Lâu (nếu ta lấy tuổi Kỷ Sửu, Kỷ Mùi để so sánh với trùng quái thì không ứng hợp, quý bạn tự chứng minh sẽ rõ).
5.    Kết luận:
 Qua sự lý giải ở 4 trường hợp, chúng ta đủ tin tưởng rằng 8 tuổi Canh Dần, Canh Thân, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Tân Sửu, Tân Mùi, Quý Sửu, Quý Mùi không cần phải tránh năm Kim Lâu khi chọn tuổi xây cất nhà  bởi vì chính 8 tuổi này đã nằm ở vị trí rất đặc biệt như đã phân tích. Nếu quý bạn nào còn hoài nghi giữa tuổi Quý Sửu, Quý Mùi với Kỷ Sửu, Kỷ Mùi thì tùy quyết định của bạn.



2 nhận xét:

  1. bài viết thể hiện sự nghiên cứu sâu sắc

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết quá hay, chứng tỏ tác giả rất uyên thâm. Xin cảm ơn và mong có nhiều bài nữa. Trân trọng.

    Trả lờiXóa