Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Bài 3:        PHƯƠNG PHÁP TÌM TUỔI HOANG ỐC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH?

Vì công việc làm nhà cửa là một việc hệ trọng của đời người có tác động rộng lớn đến cuộc sống và hạnh phúc gia đạo nên ngoài việc tránh tứ Kim Lâu, người ta còn tránh tuổi phạm Hoang Ốc nữa. Phương pháp tính tuổi Hoang Ốc hiện nay các thầy, các sách đều thống nhất, không có một ý kiến nào trái ngược nhau.Tôi cũng không có ý kiến gì khác hơn nhưng muốn trình bày thêm cách tính này, đáng để chúng ta tin tưởng không?
1.        CÁCH TÍNH
(Theo thứ tự liên tiếp, bất luận là nam hay nữ)
- Nhất kiết, nhị nghi, tam địa sát, tứ tấn tài, ngũ thọ tử, lục hoang ốc.
- Khởi đếm 10 tuổi tại nhất kiết, 20 tuổi tại nhị nghi, 30 tuổi tại tam địa sát, 40 tuổi tại tứ tấn tài, 50 tuổi tại ngũ thọ tử, 60 tuổi tại lục hoang ốc, đếm hết tuổi chẵn đến tuổi lẻ liên tiết theo thuận chiều kim đồng hồ rơi tại cung nào biết cung ấy tốt hay xấu. Bài thơ thường dùng để minh họa cho cách tính này là:
Nhất kiết an cư thông vạn sự (tốt, dùng)
Nhì nghi tấn thất địa sinh tài (tốt, dùng)
Tam sát nhơn do giai đắc bệnh (xấu, kỵ)
Tứ tấn tài chi phước lộc lai (tốt, dùng)
Ngũ tử ly thân phòng tử biệt (xấu, kỵ)
Lục ốc tạo gia bất khả thành (xấu , kỵ)
Ví dụ, người có số tuồi là 43 phạm Hoang Ốc hay không? Ta tính 40 tuổi khởi tại tứ tấn tài, 41 tuổi tại ngũ thọ tử, 42 tuổi tại lục hoang ốc, 43 tuổi tại nhất kiết là tốt, dùng. Các tuổi khác cứ thế mà suy.
2.        NHẬN XÉT
Cách tính trên nếu ta sắp xếp từ dưới lên trên thì nó giống sáu hào của một trùng quái trong kinh dịch, nếu ta tính sẵn số tuổi người dụng sự để sắp xếp vào vị trí đúng như phương pháp đã nêu thì ta thấy:
- Tại hào 1 và hào 4 của trùng quái sẽ xuất hiện các số đại biểu của Lạc thư là 1, 4, 7 (nhóm cung Khảm).
- Tại hào 2 và hào 5 của trùng quái sẽ xuất hiện các số đại biểu của Lạc thư là 2, 5, 8 (nhóm cung Cấn).
- Tại hào 3 và hào 6 của trùng quái sẽ xuất hiện các số đại biểu của Lạc thư là 3, 6, 9 (nhóm cung Ly). (Xem hình 4)

Hào 6
15
24
33
39
42
48

Lục hoang
51
57
60
66
75
84
- Đại biểu là số 3, 6, 9
 ốc
93
99





Hào 5
14
23
29
32
38
41

Ngũ thọ tử
47
50
56
65
74
83
- Đại biểu là số 2, 5, 8

89
92
98




Hào 4
13
19
22
28
31
37

Tứ tấn tài
40
46
55
64
73
79
- Đại biểu là số 1, 4, 7

82
88
91
97



Hào 3
12
18
21
27
30
36

Tam địa sát
45
54
63
69
72
78
- Đại biểu là số 3, 6, 9

81
87
90
96



Hào 2
11
17
20
26
35
44

Nhị nghi
53
59
62
68
71
77
- Đại biểu là số 2, 5, 8

80
86
95




Hào 1
10
16
25
34
43
49

Nhất kiết
52
58
61
67
70
76
- Đại biểu là số 1, 4, 7

85
94





                                                                  Hình 4
Sự sắp xếp như trên có ý nghĩa gì với đạo lý của dịch? Đáng tin tưởng hay không? Theo tôi nghĩ là có đạo lý và đáng tin tưởng, vì ngày xưa người ta mượn âm từ “trạch” của quẻ Đoài để chế ra phương pháp này. Đoài vi trạch, trạch là chằm, là cái đầm, chỗ nước đọng lớn. Cùng âm từ trạch còn có nghĩa khác là phòng ốc (dương trạch), mồ mả (âm trạch), mà các thầy phong thủy thường dùng âm từ này. Không cần phân tích rườm rà, theo đại khái tốt xấu của 6 hào quẻ Đoài, ta thấy nó rất tương ứng với cách sắp xếp theo phương pháp tìm tuổi Hoang Ốc.
Hào 6 tương ứng với Lục Hoang ốc    (xấu)
Hào 5 tương ứng với Ngũ Thọ tử        (xấu)
Hào 4 tương ứng với Tứ Tấn tài           (tốt)
Hào 3 tương ứng với Tam Địa sát       (xấu)
Hào 2 tương ứng với Nhì Nghi             (tốt)
Hào 1 tương ứng với Nhất Kiết            (tốt)
(Độc giả có thể suy nghiệm từng hào từ quẻ thuần Đoài sẽ thấy có sự tương ứng)
Ngoài ra nếu ta dùng ngũ hành của nhóm đại biểu số Lạc thư đã nêu đem so sánh với ngũ hành của từng hào của quẻ Đoài để biện bạch thì cũng thấy tương ứng. Cụ thể, theo quẻ thuần Đoài thì sự sắp xếp các hào tính từ dưới lên trên như sau: hào 1 Tỵ Hỏa, hào 2 Mão Mộc, hào 3 Sửu Thổ, hào 4 Hợi Thủy, hào 5 Dậu Kim, hào 6 Mùi Thổ. Theo hình 4 ta thấy:
- Tại hào 1 nhóm cung Khảm (1, 4, 7) tụ tập. Khảm Thủy khắc được Tỵ Hỏa nên tốt, dùng.
- Tại hào 2 nhóm cung Cấn (2, 5, 8) tụ tập bị Mão Mộc khắc nhưng vì Mão là âm Mộc, là cây nhỏ, là các loài thảo mộc nên không thể khắc nổi Cấn Thổ là dương Thổ, là đất đá núi cho nên không bị ảnh hưởng gì, vẫn NGHI dụng (Nghi nghĩa là hợp, là nên, ngụ ý là dùng được)
- Tại hào 3 nhóm cung Ly (3, 6, 9) tụ tập, Ly Hỏa sinh cho Sửu Thổ là bị tiết khí nên xấu, kỵ.
- Tại hào 4 nhóm cung Khảm (1, 4, 7) tụ tập, Khảm Thủy tỵ hòa với Hợi Thủy nên tốt, dùng.
- Tại hào 5 nhóm cung Cấn (2, 5, 8) tụ tập, Cấn Thổ sinh cho Dậu Kim là bị tiết khí nên xấu, kỵ.
- Tại hào 6 nhóm cung Ly (3, 6, 9) tụ tập, Ly Hỏa sinh cho Mùi Thổ là bị tiết khí nên xấu, kỵ.
Lối giải thích trên có thể gây khó chịu cho những độc giả “khó tính”, nhưng vì là người hậu học, chúng ta cố gắng tìm hiểu cái lý của các bậc tiền bối. Hữu lý thì ta chấp nhận, không hữu lý thì ta bác bỏ.




2 nhận xét:

  1. Cảm ơn bài viết của Bác rất nhiều! Tôi đang phân vân về vấn đề này ( 1979 - 38 tuổi) đọc bài viết của bác tôi thấy tĩnh tâm hơn nhiều!

    Trả lờiXóa
  2. Loạt bài viết của Bác rất sâu sắc, những người hiểu ngọn ngành và phân tích logic về lĩnh vực phong thuỷ như Bác tới giờ rất hiếm. Xin được bày tỏ ngưỡng mộ và mong Bác có nhiều bài viết hay để bậc hậu sinh được thọ giáo

    Trả lờiXóa