Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

XEM TUỔI LÀM NHÀ

Nội dung chủ đề xem ra rất cũ kỹ rồi, chẳng có gì hấp dẫn lắm nhưng tôi muốn nêu một số quan điểm của tôi về vấn đề này, bởi vì hiện nay vẫn còn nhiều người trước khi làm nhà thường tìm đền thầy nhờ tư vấn xem tuổi mình có phạm gì không? Có thầy trả lời rất có cơ sở (trong lĩnh vực huyền học), có thầy dựa vào kinh nghiệm của riêng mình, có thầy chưa chịu khó tổng hợp những kiến thức mới mà chỉ khư khư theo một số phương pháp đã lỗi thời … nên đã phán đủ điều: nào là phải tránh Kim Lâu, Hoang Ốc, Tam Tai, Thái Bạch, phải tránh Thái Tuế, Tam Sát  v.v.. Thế nhưng tránh như thế nào, yếu tố nào cần tránh … mỗi thầy có một lối giải thích riêng quá ư là rắc rối!


Chằng biết tác hại như thế nào khi phạm một trong những điều cấm kỵ trên nhưng thiển nghĩ, để giải tỏa nỗi lo lắng một cách không cần thiết, tôi xin đăng lại một số bài viết của tôi (đã đăng ở các diễn đàn) về vấn đề này và muốn rằng các bạn làm hạt nhân khuyên giải người thân của minh tránh bớt sự rườm rà khi hữu sự cũng như để nhận những ý kiến phản hồi từ các bạn .

Bài 1:               TÌM TUỔI KIM LÂU. PHƯƠNG PHÁP NÀO KHẢ TÍN?
Trước năm 1975, nhiều tác giả nổi tiếng như Thiên Lương, Huỳnh Liên, Viên Tài Hà Tấn Phát, Thái Kim Oanh v.v.. đã nghiên cứu nhiều bộ sách cổ, soạn, dịch thuật và cho ra đời nhiều tác phẩm còn lưu truyền đến ngày nay.
Trong các tác phẩm ấy các tác giả, soạn giả có đưa ra phương pháp tìm tuổi phạm tứ kim lâu. Hiện nay cũng có nhiều thầy phong thủy dựa vào tài liệu cổ để đưa ra các phương pháp tìm kim lâu giống như các bậc tiền bối đã từng làm. Có rất nhiều phương pháp nhưng chỉ có ba phương pháp dân ta thường áp dụng tại Việt Nam và nước ngoài. Ba phương pháp đó là:
1.      Phương pháp I
Lấy số tuổi ( tuổi âm lịch, tuổi mụ) đem chia cho 9, nếu có số dư là 1; 3; 6; 8 tức thị phạm kim lâu. Số dư 1 là phạm kim lâu Thân (hại cho người chủ sự), số dư 3 là phạm kim lâu Thê, Phu (hại cho người phối ngẫu vợ, chồng), số dư 6 là phạm kim lâu Tử (hại cho con cái), số dư 8 là phạm kim lâu Súc ( hại đến vật chăn nuôi trong nhà nhưng nhà nào không chăn nuôi thì không kiêng kỵ)
2.      Phương pháp II
Người ta dùng theo khẩu quyết:
“Kim lâu bàn khởi tại Khôn cung
Thường phi ngũ nhập tại trung cung”
Nghĩa là khởi 10 tại cung Khôn, 20 tại cung Đoài, 30 tại cung Càn, 40 tại cung Khảm, 50 tại cung giữa, 60 tại cung Cấn, 70 tại cung Chấn, 80 tại cung Tốn, 90 tại cung Ly. Những tuổi lẻ cứ tiếp tục từ cung Khởi tính thuận chiều kim đồng hồ, hễ đến những số mang chữ số 5 thì nhập vào cung giữa rồi phi ra cung kế tiếp tính cho đến tuổi muốn xem, sẽ biết phạm kim lâu hay không (xem minh họa ở hình 1). ( Toàn bộ bài viết này tôi dùng đồ hình lạc thư để minh họa).

Kim
                  lâu
                   Súc





 Kim
                  lâu
                  Tử
 *  17 26 34
43 53 62 71
80 89 98
Tốn
 *  18 27 36
44 54 63 72
81 90 99
Ly
 *  10 19 28
37 46 56 64
73 82 91
Khôn
Kim
lâu
Thân





Kim
lâu
Thê (Phu)
 *  16 24 33
42 52 61 70
79 88 97
Chấn
 *  15 25 35
45 50 55 65
75 85 95
Cung Giữa
 *  11 20 29
38 47 57 66
74 83 92
Đoài
 *  14 23 32
41 51 60 69
78 87 96
Cấn
 *  13 22 31
40 49 59 68
77 86 94
Khảm
 *  12 21 30
39 48 58 67
76 84 93
Càn
* Hình 1



3.      Phương pháp III
Người ta áp dụng theo khẩu quyết:
“ Kim lâu bàn khởi chánh Khôn cung
Thường phi ngũ thập nhập trung cung
Khảm Ly Chấn Đoài vị tứ kiết
Ngộ Càn Khôn Cấn Tốn giai hung ”
Theo phương pháp này người ta tính cũng giống như phương pháp II ở cung khởi điểm nhưng khác nhau ở chỗ là chỉ có số 50 nhập vào cung giữa còn những số mang số 5 hàng đơn vị thì không nhập vào cung giữa mà vẫn tính bình thường như các số lẻ khác. (xem minh họa hình 2 sẽ rõ).

Kim
                  lâu
                   Súc





 Kim
                  lâu
                  Tử
 *  16 25 34
43 53 62 71
79 80 88 97
Tốn
 *  17 26 35
44 54 63 72
81 89 90 98
Ly
 *  10 18 27
36 45 55 64
73 82 91 99
Khôn
Kim
lâu
Thân





Kim
lâu
Thê (Phu)
 *  15 24 33
42 52 61 69
70 78 87 96
Chấn
 * 
50

Cung Giữa
 *  11 19 20
28 37 46 56
65 74 83 92
Đoài
 *  14 23 32
41 49 51 59
60 68 77 86
95    Cấn
 *  13 22 31
39 40 48 58
67 76 85 94
Khảm
 *  12 21 29
30 38 47 57
66 75 84 93
Càn
* Hình 2.
4.      Nhận xét
Giữa các phương pháp trên đã cho ra sự khác biệt rất nhiều làm cho người dụng sự không biết tin vào phương pháp nào là đúng. Giả sử nếu lấy phương pháp I (cách tính dân gian) làm chuẩn để so sánh với hai phương pháp còn lại thì ta thấy:
a)     Ở phương pháp II ( phi ngũ nhập cung trung): theo cách tính trên ta thấy có sự sai lệch thêm là:
- Tại cung Khôn sau khi số 50 nhập vào giữa rồi tính tiếp tục các số rồi tính tiếp tục các số lẻ còn lại, cung này có số 56 là 56:9 dư 2 (còn các số khác có số dư là 1).
- Tại cung Càn tương tự ta có các con số 58, 67, 76 tất cả đều có số dư là 4 khi đem chia cho 9 (các số khác có số dư là 3).
- Tại cung Cấn có các số 14, 23, 32, 41 khi chia cho 9 tất cả có số dư là 5 (các số khác có số dư là 6).
- Tại cung Tốn có các số 34, 43, hai số này chia cho 9 đều có số dư là 7. (các số khác có số dư là 8).
      Như vậy trong cùng một cung mà đã cho ra 2 kết quả khác biệt nhau.
b)     Ở phương pháp III: Nhìn các số đã an sẵn ở hình 2 ta thấy nó không theo một quy luật nào cả, ta càng không thể tin tưởng hơn phương pháp II.
Quý thầy phong thủy cũng đã biết rõ điều này nhưng vẫn chưa đưa ra một lời phân tích nào làm cơ sở vững chắc để người ta dựa vào đó mà thống nhất cách tính toán khi tìm tuổi phạm kim lâu. Nhiều khi việc này đã gây ra biết bao hệ lụy vừa đau lòng, vừa buồn cười cho bao người tin dùng.
5.      Lý giải
Nay tôi mạo muội lý giải điều này theo quan điểm và kinh nghiệm của tôi như sau:
a)     Phải dựa vào dịch, lấy ý tứ của dịch và thuyết ngũ hành để lý giải mới chính xác.
Hiện nay ai cũng có thể hiểu rằng tất cả các môn huyền bí như phong thủy, tử vi, tướng số, bói toán v.v.. đều xuất phát từ dịch mà ra. Khi nói tới dịch thì ta phải nhắc đến Hà Đồ và Lạc Thư. Hà Đồ là thể, Lạc Thư là dụng. Đại dụng của Lạc Thư chính là ở cửu tinh ( tử bạch) chính là con số từ 1 đến 9. ( Độc giả nghiên cứu Kinh Dịch sẽ rõ). Trong hình đồ Lạc Thư tên gọi các số đại biểu ứng với phương hướng, ngũ hành và kỳ môn, ta cần phải nắm tổng quất là:
- Số 1: Nhất bạch thuộc Thủy ở cung Khảm là cửa Hưu.
- Số 2: Nhị hắc thuộc Thổ ở cung Khôn là cửa Tử.
- Số 3: Tam bích thuộc Mộc ở cung Chấn là cửa Thương.
- Số 4: Tứ lục thuộc Mộc ở cung Tốn là cửa Đổ.
- Số 5: Ngũ huỳnh thuộc Thổ ở trung ương (trung cung).
- Số 6: Lục bạch thuộc kim ở cung Càn là cửa Khai.
- Số 7: Thất xích thuộc kim ở cung Đoài là cửa Kinh.
- Số 8: Bát bạch thuộc Thổ ở cung Cấn là cửa Sanh.
- Số 9: Cửu tử thuộc Hỏa ở cung Ly là cửa Kiển.
Đó là những đại biểu của cửu tinh Lạc Thư từ 1 đến 9 (tính ở hàng đơn vị), còn ở những số lớn hơn ở hàng 10, hàng trăm, hàng nghìn v.v.., ví dụ như số 14, 159, 1071, v.v.. thì đại biểu của nó sẽ là số nào? Nếu nói số 14 có đại biểu là 4, số 159 có số đại biểu là 9, số 1071 có số đại biểu là 1 tất thị là sai hoàn toàn, không đúng diệu dụng của dịch. Ta chỉ việc dùng số ấy chia cho 9 lấy số dư của nó hoặc lấy số mã của chữ số ấy cộng lại rồi trừ đi 9 ( nếu tổng của chữ số ấy lớn hơn 9) là biết ngay. Ví dụ thực tế:
      + Có người nuôi 6 con cá vàng là đại biểu của số lục bạch nhưng vì hồ quá rộng, họ muốn nuôi thêm cùng loại cá này thành 15 con thì số 15 vẫn có đại biểu là lục bạch.
      + Thắp 9 ngọn đèn điện ở trước cửa để kích hoạt sao cửu tử nhưng nếu muốn tăng cường thắp thêm 27 ngọn nữa tổng cộng là 36 ngọn, vậy thì số đại biểu của số 36= 3+6=9 vẫn là cửu tử.
      + Những số khác cứ thế mà suy.
b)     Tổng hợp 3 phương pháp thường dùng rồi rút kinh nghiệm và dựa vào đại biểu số Lạc Thư tôi sắp xếp các con số từ  1 đến 99 (lấy số tuổi của con người có thể đạt tới) theo đồ hình minh họa bằng hình vẽ số 3 như sau:




Kim
                  lâu
                   Súc





 Kim
                  lâu
                  Tử
 8  17 26 35
44 53 62 71
80 89 98
Tốn
 9  18 27 36
45 54 63 72
81 90 99
Ly
 1  10 19 28
37 46 55 64
73 82 91
Khôn
Kim
lâu
Thân





Kim
lâu
Thê (Phu)
 7  16 25 34
43 52 61 70
79 88 97
Chấn
 5  14 23 32
41 50 59 68
77 86 95
Cung Giữa
 2  11 20 29
38 47 56 65
74 83 92
Đoài
 6  15 24 33
42 51 60 69
78 87 96
Cấn
 4  13 22 31
40 49 58 67
76 85 94
Khảm
 3  12 21 30
39 48 57 66
75 84 93
Càn
* Hình 3.
- Chú thích: con số ở góc trái hàng trên cùng là đại biểu của các số cùng nhóm.
- Nhìn cách sắp xếp các số trong các cung theo thứ tự từng chu kì, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới ta sẽ tìm ra được số tuổi khi dụng sự có phạm tứ kim lâu hay không.
- Nhận xét:
            + Qua bảng minh họa này ta thấy nó hoàn toàn phù hợp với phương pháp I (cách tính dân gian) là những tuổi (tuổi mụ) chia cho 9 có số sư là 1, 3, 6, 8 là phạm kim lâu Thân, Thê, Tử, Súc ( theo thứ tự nào đó).
            + Nó chỉ rõ cho ta thấy rằng phương pháp II và phương pháp III có sự sai lệch nhau là do ngộ nhận về con số 5. Con số 5 của Lạc Thư không phải là số 15, 25, 35, 45, 55, 65,75, 85, v.v.. nói chung không phải là những con số có hàng đơn vị là 5 (ngoại trừ những con số có tổng số mã của nó = 5).
c)     Bây giờ ta bàn đến yếu tố tại sao đại biểu số 1 đến cung Khôn, số 3 đến cung Càn, số 6 đến cung Cấn và số 8 đến cung Tốn là phạm Kim lâu cần phải tránh. Tại vì:
- Số 1: Nhất bạch thuộc hành Thủy, sao này đến cung Khôn thuộc hành Thổ là bị khắc (Khôn khắc Khảm) nên xấu, kỵ.
- Số 3: Tam bích thuộc hành Mộc, sao này đến cung Càn thuộc hành Kim là bị khắc (Càn khắc Chấn), xấu, kỵ.
- Số 6: Lục bạch thuộc hành Kim, sao này đến cung Cấn thuộc hành Thổ là sinh nhập (Cấn sinh Càn) cần phải tránh. (Xem phép dụng binh ở Kỳ môn sẽ rõ).
- Số 8: Bát bạch thuộc hành Thổ, sao này đến cung Tốn thuộc hành Mộc là bị khắc (Tốn khắc Cấn) nên xấu, kỵ.
Như vậy số tuổi có đại biểu là số 1, 3, 6, 8 rơi vào các cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn cả thảy đều bị các cung ấy khắc chế hoặc sinh ra nên cần phải tránh xa (Độc giả tham cứu phép dụng binh ở Kỳ môn sẽ rõ thêm).
Thế thì các số đại biểu 2, 4, 7, 9 ở các cung Đoài, Khảm, Chấn, Ly tại sao lại tốt dùng? (cung giữa sẽ nói riêng)
- Số 2: Nhị hắc thuộc hành Thổ, sao này đến cung Đoài thuộc hành Kim là sinh xuất. Theo phép dụng binh, hàm ý là ta mạnh hơn địch nên dùng được. Hơn nữa theo Cửu tinh Lạc Thư thì Nhị hắc đến cung Đoài kết hợp thành bộ 2+7 thành Hỏa sinh thêm cho Thổ (nhị hắc có lợi) nên dùng.
- Số 4: Tứ lục thuộc hành Mộc, sao này đến cung Khảm thuộc hành Thủy là sinh nhập. Nhưng theo Cửu tinh Lạc Thư thì tứ lục đến cung Khảm hợp thành bộ nhất tứ đồng cung, bất luận thế nào nó vẫn là bộ sao tốt. Nên dùng.
- Số 7: Thất xích thuộc hành Kim, sao này đến cung Chấn thuộc hành Mộc là khắc xuất (ta mạnh hơn địch, ta khắc được địch). Theo Cửu tinh Lạc Thư sao Thất xích đến cung Chấn hợp thành phu phụ, hợp thập (7+3=10), khí quẻ thông nhau nên tốt, dùng.
- Số 9:Cửu từ thuộc hành Hỏa, sao này đến tại cung Ly thuộc hành Hỏa là đất của nó là Vượng địa, ngang hòa nên tốt, dùng.
- Riêng về con số 5: Ngũ huỳnh thuộc hành Thổ, sao này nhập vào giữa là đất của nó, toàn bàn là phục ngâm. Vì ngũ hoàng là hung sát, nên tịnh không nên động cho nên những người có số tuổi đại biểu là số 5 thì phải tránh, mặc dù không phải phạm Kim lâu nhưng cũng không nên tiến hành xây dựng nhà cửa.
d)     Tại sao người xưa chọn bốn từ Kim lâu: Thân, Thê, Tử, Súc?
Theo quan niệm xưa việc xây nhà cửa là một việc lớn lao, không phải ngày một ngày hai mà thực hiện được, cần phải có thời gian tích lũy, đầu tư công sức cũng như tiền bạc mới dám xây cất. Vì vậy một khi xây cất được một ngôi nhà thì người ta quý nó như vàng, là kim lâu (tức là nhà vàng). Thế nhưng tuổi dụng sự (tuổi đứng cất nhà) phạm Kim  lâu, khi về ở chẳng may xảy ra sự cố tổn hại cho chính bản thân người chủ tạo, cho vợ, cho con, hoặc cho việc chăn nuôi… gây tổn thất cho gia đình ấy thì người ta xem nó không phải là “nhà vàng” nữa. Vậy muốn nó có tác dụng đến gia đình như “nhà vàng”, khi làm nhà xong về ở không có sự cố gì xảy ra, công việc làm ăn thuận lợi, sự nghiệp của mỗi người trong gia đình mỗi ngày mỗi tiến bộ,… thì phải tránh xung kị đến Thân, Thê, Tử, Súc. Bốn yếu tố này là bốn yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo toàn sự tốt đẹp cho hạnh phúc một gia đình. Qua phần này tôi cũng đề nghị rằng, dù tin hay không là do suy luận của từng người, nhưng đừng tỏ ra nhạo báng về ý từ “kim lâu” mà người xưa đã đặt tên như vậy, ngược lại chúng ta nên tìm hiểu đến cội nguồn để hiểu được thâm ý của người xưa.
Bàn thêm về Kim lâu Súc: trước kia xã hội Việt Nam chúng ta lấy nông nghiệp làm hàng đầu, việc chăn nuôi rất hệ trọng trong vấn đề thu nhập kinh tế của gia đình. Nếu chăn nuôi bị thất bại thì chắc chắn kinh tế của gia đình ấy bị suy sụp theo. Vì lẽ đó mà ngừi xưa phải tránh năm ảnh hưởng đến chăn nuôi. Đối với thời đại ngày nay, kinh tế gia đình không còn bó buộc trong lĩnh vực nông nghiệp- chăn nuôi nữa. Thiển nghĩ, chúng ta cần suy rộng ra rằng hễ tuổi nào phạm Kim lâu Súc, tức là phạm đến kinh tế gia đình thì nên tránh sẽ tốt hơn.
e)     Tại sao người xưa khởi số 1 tại cung Khôn?
Có một số người dựa vào sách Liên Sơn và Quy Tàng để giải thích vạn vật sinh ra từ Cấn, thịnh ở Cấn và mất cũng trở về Cấn cho nên họ lấy số 10 khởi ở Cấn, 20 ở Chấn, 30 tại Tốn, 40 tại Ly, 50 tại Khôn,… rồi cứ thế tiếp tục tính theo phương pháp của họ. Thế nhưng Thẩm Trúc Nhưng giải thích rằng: “Liên Sơn, Quy Tàng và chu dịch là một loại dịch. Liên Sơn lấy Cấn làm đầu, Quy Tàng lấy Khôn làm đầu, suy ngẫm cho tường tận thì chẳng qua cũng là nhị bát thay đổi vị trí rồi phát sinh ra một loại biến hóa mà thôi”. Vì vậy không thể chấp nhận khởi đầu (số 10) tại cung Cấn như đã nói trên.
Vì số 1 là số đầu tiên của chín số Lạc Thư. Số 1 là Nhất bạch thuộc hành Thủy, mà Thủy thì khởi Tràng Sinh (ngụ ý là sinh ra) tại Thân, mà Thân thuộc cung Khôn nên số 1 khởi sinh tại Khôn (nói số 1 tức là bao gồm các số có đại biểu là số 1 như ở hình 3 đã liệt kê). Nói rộng ra rằng Khôn là đất, là nơi che chở, chất chứa vạn vật chứ không phải là Cấn, vì Cấn là con của Khôn, tức là lấy một hào dương của Kiền đem thay vào hào đầu của quẻ Khôn thì được quẻ Cấn. Như vậy ta xác nhận chắc chắn rằng Khôn là nơi sinh ra vạn vật cho nên người xưa đã lấy cung này để khởi số 1.
6.      Kết luận
Qua phân tích, lí giải như trên, tôi đồng tình với cách tính của dân gian là lấy số tuổi mụ (tuổi âm lịch) của người dụng sự đem chia cho 9 có các số dư là 1, 3, 6, 8 thì phạm tứ Kim lâu, không nên tiến hành xây cất nhà cửa. Số 1 phạm Kim lâu Thân (hại bản thân người dụng sự), số 3 phạm Kim lâu Thê (Phu) (hại người phối ngẫu), số 6 phạm Lim lâu Tử (hại cho con cái) và số 8 phạm Kim lâu Súc (hại đến lục súc). Tuổi có số đại biểu là số 5 cũng phải tránh.

Thế mới biết tri thức trong dân gian không phải là chuyện tầm thường. Chúng ta nên khâm phục và trân trọng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét